PHÙ DU TRONG VÒNG SINH DIỆT - TRÍCH: “NHỮNG BÀI THUYẾT GIẢNG VỀ VÔ THƯỜNG VÀ CHẤM DỨT NỖI KHỔ, TRONG VÒNG SINH DIỆT” - TÁC GIẢ: AJAHN CHAH

PHÙ DU TRONG VÒNG SINH DIỆT

-Ajahn Chah

-----o0o-----

Trong văn hóa của chúng ta, người ta tin cái chết là thời điểm để phát triển lòng thương người. Nhưng điều quan trọng hơn là bạn nên phát triển lòng thương ngay trong cách sống của mình. Đến với một số hiểu biết thực sự và thay đổi để sống đạo đức hơn sẽ trở thành phẩm chất từ bi, một thứ có giá trị thực sự.
PHÙ DU TRONG VÒNG SINH DIỆT - TRÍCH: “NHỮNG BÀI THUYẾT GIẢNG VỀ VÔ THƯỜNG VÀ CHẤM DỨT NỖI KHỔ, TRONG VÒNG SINH DIỆT” - TÁC GIẢ: AJAHN CHAH

Vô thường là tất cả những gì có điều kiện

 Của bản chất sinh ra và mất đi

 Xuất hiện, rồi biến mất.

 Kết thúc là niềm vui Tối Thượng.

_Tạng ca Pali

 Phật dạy chúng ta hiểu được cái chết, rằng đó là cách thức của sự vật; cuộc đời là không chắc chắn, và nhận ra được điều này sẽ dẫn đến thái độ lãnh đạm với thế giới. Khi chúng ta đi khỏi thế giới này, có nhiều thứ thì sẽ phải bỏ lại nhiều thứ. Người nào có ít thì bỏ lại ít. Không một ai có thể mang theo gì hết. Nếu bạn có nhiều đất đai và tiền bạc, bạn nghĩ: “Mình sẽ để lại những miếng đất bao la cho các con mình”. Nhưng các con của bạn cũng không giữ được nó; một ngày nào đó họ cũng phải bỏ lại nó. Tất cả mọi thứ tồn tại trong những giới hạn của lãnh địa không chắc chắn. Đó mới là thế giới.

Trong văn hóa của chúng ta, người ta tin cái chết là thời điểm để phát triển lòng thương người. Nhưng điều quan trọng hơn là bạn nên phát triển lòng thương ngay trong cách sống của mình. Đến với một số hiểu biết thực sự và thay đổi để sống đạo đức hơn sẽ trở thành phẩm chất từ bi, một thứ có giá trị thực sự.

Nếu bạn suy nghĩ rõ ràng về cuộc sống và cái chết, bạn sẽ nhận ra rằng nó giống như những trái xoài trên cây. Chúng chín rục và rơi xuống đất. Khi chuyện đó xảy ra, những quả xoài không còn thuộc về cây nữa, và cây cũng không còn lo lắng về những trái xoài nữa.

Cuộc đời của chúng ta cũng giống như vậy. Khi chúng ta hiểu được điều này, chúng ta sẽ không lơ là nữa. Chúng ta sẽ chuyển sự chú ý đến việc suy nghĩ về cách chúng ta nên sống và dành thời gian như thế nào và sẽ tu gì.

Chúng ta muốn thoát khỏi bể khổ, muốn loại bỏ những nỗi khổ khỏi trái tim mình, nhưng chúng ta vẫn khổ đau. Tại sao vậy? Đó là vì lối suy nghĩ sai lầm. Nếu suy nghĩ của chúng ta hòa hợp với cách thức hoạt động của mọi việc, chúng ta sẽ được hạnh phúc. Tu hành Dharma nghĩa là tìm kiếm cách hiểu đúng đắn. Ví dụ, nhìn vào thể xác chúng ta. Chúng có thực sự là của chúng ta? Chúng được sinh ra, biến đổi và sẽ chết đi. Chúng ta không thể ngăn chúng làm như vậy; không thể ra lệnh cho chúng phải như thế nào. Nên chúng ta nghiên cứu và nhìn vào những điều này, tự hỏi bản thân có thực sự là như vậy không và thấy rằng chúng ta không có quyền năng để khống chế thể xác vô thường theo mong muốn của mình. Khi chúng ta nhận ra điều này, tâm thay đổi và bước vào Dharma. Luôn luôn nhìn vào bản chất của sankhara, chúng ta đi đến nhận thấy thể xác của chúng ta không đáng tin, và chúng ta được dẫn dắt để ngộ ra chân lý cuộc khổ đau.

Nhưng chúng ta cũng rất sợ hãi. Khi có người nói chúng ta suy nghĩ về cái chết, chúng ta kinh sợ khi phải làm như vậy. Khi nghe những bài giảng kinh về vô thường, khổ và vô ngã, chúng ta không muốn nghe. Phật nói đó là điều chúng ta nên quan tâm và suy ngẫm. Nhưng con người ta rất sợ hãi. Họ chỉ muốn sinh, không muốn tử. Họ chỉ muốn có được những thứ tốt đẹp. Điều này khá ngu ngốc. Bạn có hiểu không? Hãy suy nghĩ thật kỹ trong giây lát.

Những bài giảng nói: “Vô thường là tất cả những thứ có điều kiện, của bản chất sinh ra và qua đi”. Vậy, vô thường này là về cái gì? “Những thứ có điều kiện” là những gì ngồi ngay đây, tại giây phút này. Tất cả chúng ta đều sẽ gặp định mệnh này, không có ngoại lệ. Nhưng chúng ta không đối diện và suy ngẫm về nó.

Không có gì tốt hơn là nghiên cứu điều này. Ngày nay các bác sĩ đang nghiên cứu bệnh ung thư, nhưng họ không thể tìm thấy cách chữa trị cho nó. Thay vào đó tại sao họ không cố gắng chữa trị căn bệnh của cái chết? Bệnh của cái chết còn đáng sợ hơn ung thư rất nhiều. Khi tôi đi ra nước ngoài, tôi đã hỏi câu này với một đám đông các bác sĩ: bệnh của cái chết là điều đáng để quan tâm, tại sao các ông không nghiên cứu nó? Nếu chúng ta suy ngẫm về nó thì những hành động sai lầm của chúng ta sẽ bắt đầu giảm dần. Người ta lo lắng về bệnh ung thư. Nhưng bệnh lão hóa còn tệ hơn ung thư. Bệnh cuộc cái chết nhiễm vào mỗi sinh vật. Những người bị ung thư sẽ chết. Những người không bị ung thư cũng sẽ chết. Vài căn bệnh của cái chết là điều thực sự đáng để phân tích.

Khi chúng ta dạy mọi người thực hành gợi nhớ về cái chết, họ nói: “Đừng nói về chuyện đó! Nếu ông nói chuyện về cái chết, thì không ai muốn làm gì hết!”. Những suy nghĩ như vậy là rất sai lầm. Căn bệnh này là căn bệnh kinh niên của cuộc đời. Phật muốn chúng ta xem xét và nhận ra tất cả những sinh vật không có ngoại lệ đều ở trong điều kiện này. Đó là chân lý, nên ngài dạy chúng ta không được quên đi hay có những ảo tưởng về nó. Nếu bạn nhớ đến cái chết thường xuyên, bạn sẽ thôi không làm hại những người khác nữa. Bạn sẽ thấy không có ích lợi gì trong việc làm những điều xấu xa và mang nó theo khi bạn chết đi.

Đây là điều có thể mang lại lợi ích cho bạn, cho gia đình và xã hội.

Người đã làm rất nhiều việc xấu xa sẽ bắt đầu nỗ lực để từ bỏ lối hành xử đó. Hành động xấu vẫn chưa làm thì ta tránh nó trong tương lai. Những phiền muộn của tâm sẽ từ từ giảm dần. Rồi khi cố gắng hướng dẫn người khác, chúng ta sẽ tạo thành gương tốt cho họ, và thực sự có thể giúp đỡ họ.

Hãy suy nghĩ về một người đã lãnh bản án tử hình. Trong mười lăm ngày, hoặc một tháng, cô ấy sẽ phải đối diện với đội thi hành bắn súng tử hình. Chúng ta sẽ sử dụng thời gian của mình như thế nào nếu đó là định mệnh của chúng ta? Chúng ta sẽ nghĩ như thế nào? Xem xét nó trong một giây - điều gì sẽ đi qua tâm thức của bạn? Bạn có thể ăn muối nhưng không nếm được vị mặn.

Sẽ có một ngày khi chúng ta sắp chết. Thời gian không dự định trước được. Nó có thể là trong một hay hai ngày. Nó có thể là một thời gian dài. Nên tất cả chúng ta phải suy nghĩ rõ ràng rằng chúng ta giống như một người bị kết án tử hình - giống như một tội phạm bị nhốt trong tù, chỉ đợi ngày ra trường bắn, hay giống như những con bò trong lò giết mổ với vết đỏ hai bên hông của chúng: hôm nay con này bị giết, ngày mai là con kia, ngày mốt là con nọ. Chúng ta cũng giống như đàn bò đó. Nên bạn có thể cười đùa, hát hò và vui vẻ được sao?

Đây thực sự là tình huống của chúng ta. Nên Phật đã dạy chúng ta xây dựng những điều có ích. Chúng ta không xây dựng bằng sự giàu có vật chất, mà bằng những nỗ lực của bản thân và những bài nói chuyện và những năng lượng của nhận thức thông tuệ. Mỗi ngày chúng ta nên thực hiện ít nhất một hành động đáng được tán dương. Và ít nhất thì bạn phải cho thấy lòng nhân hậu với một con vật. Đừng để một ngày qua đi mà không làm được điều tốt nào cả.

Cuộc sống của mọi sinh vật là vô thường. Khi hiểu điều này, chúng ta có thể thoải mái hơn về những gì chúng ta làm trong thế giới này. Chúng ta sẽ không nghiêm trọng hóa việc lên lên xuống xuống của đời người, và chúng ta sẽ không buồn bã, thất vọng hay sợ hãi. Chúng ta sẽ không quá vui mừng trước mọi chuyện, dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đã xây dựng thiên đường an toàn với những hành động tốt đẹp.

Không còn thời gian để tu hành nữa. Bạn phải làm điều đó khi bạn còn sống. Khi người ta dạy bạn làm điều thiện và tạo phúc, thì hãy thực hiện ngay và sẽ đạt được những kết quả. Sau khi bạn chết đi, thì đã quá trễ rồi. Chỉ khi bạn chết đi, họ sẽ đến tỏ lòng thành kính; bạn chỉ là một khách thể để họ tỏ lòng từ bi. Phẩm chất của bạn đã kết thúc rồi. Nhưng nếu bạn cứ tạo ra từ bây giờ, khi bạn còn sống, thì nó sẽ không bị kiệt sức quá nhanh.

-----o0o-----

Trích: “Những Bài Thuyết Giảng Về Vô Thường Và Chấm Dứt Nỗi Khổ, Trong Vòng Sinh Diệt”

Tác giả: Ajahn Chah

Người dịch: Tuyết Hồng - Khôi Nguyên

Nhà Xuất Bản Hồng Đức, 2017.

Ảnh: nguồn Internet

Bài viết liên quan