QUÁN NIẾT BÀN – PHÁP SƯ ẤN THUẬN(1906-2005) GIẢNG - LUẬN TRUNG QUÁN

QUÁN NIẾT BÀN

LUẬN TRUNG QUÁN – PHÁP SƯ ẤN THUẬN(1906-2005) GIẢNG

-----o0o-----

Niết bàn dữ thế gian Vô hữu thiểu phân biệt. Thế gian dữ Niết bàn. Diệc vô thiểu phân biệt.
QUÁN NIẾT BÀN – PHÁP SƯ ẤN THUẬN(1906-2005) GIẢNG - LUẬN TRUNG QUÁN

Niết bàn dữ thế gian

Vô hữu thiểu phân biệt.

Thế gian dữ Niết bàn.

Diệc vô thiểu phân biệt.

Niết bàn chị thực tế.

Cập dữ thế gian tế.

Như thị nhị tế giả.

Vô hào li sai biệt.

 

Dịch nghĩa:

Niết bàn và thế gian.

Không có chút phân biệt.

Thế gian và Niết bàn.

Cũng không chút phân biệt.

Đích thực của Niết bàn.

Và đích thực của thế gian.

Hai thực tế như vậy.

Không mảy may sai khác.

 

Hai tụng này cùng ý nghĩa với bài tụng “Như lai sở hữu tính, tức thị thế gian tính, Như lại vô hữu tính, thế gian diệc vô tính” trong phẩm Quán Như lai, chỉ khác là tụng trước nói về Như lai với thế gian, tụng này nói về Như lai với Niết bàn. Luận phá tứ cú là phi Niết bàn, nhân vì ngoại nhân biết Niết bàn cách ly sinh tử, vì vậy họ chủ trương Niết bàn là biệt hữu, hoặc giả chủ trương Niết bàn là không có, họ không biết Niết bàn nói như vậy căn bản là không đúng. Trong kinh từng nói ly sinh tử đắc Niết bàn, đây là giả thuyết tương đối, mục đích giúp mọi người vô thủ vô trước (không chấp thủ, không trước tướng), mới năng thể hiện Niết bàn tịch tĩnh một cách thiết thân. Như có thể tìm cầu hai thực tế, là vô nhị vô biệt (không hai không khác biệt). Phẩm này có hai tụng thuyết minh nghĩa vô nhị vô biệt. Tụng đầu, nói về duyên khởi tánh không vô ngại, quán thế gian sinh tử là như huyễn, duyên khởi Niết bàn tức tánh không như huyễn này (mà Luận Trí Độ giải thích là sắc tức thị không, tức nhằm vào tụng này mà giải thích). Dù Niết bàn hướng vọng thế gian, tức không tánh tịch tĩnh của Niết bàn và sinh tử động loạn của thế gian, là “không có chút” sai biệt. Dù thế gian hướng vọng Niết bàn, thì sinh tử đồng loạn của thế gian và tánh không tịch tĩnh của Niết bàn cũng không có sai biệt. Tiến tới bước nữa, về các pháp tánh không mà nói: quán ngay trong không-hữu tương đãi, thì thế gian tức Niết bàn, duyên khởi và tánh không là tương thành không tương đoạt. Nhưng Niết bàn không tịch này, vẫn là việc của như huyễn tướng biên. Đem hai thứ này (thế gian và Niết bàn) mà quan sát thật sâu sắc thì thấy: sinh tử động loạn như huyễn nhưng không tịch, Niết bàn tĩnh không này cũng là như huyễn vì không tịch. Cả hai đều như huyễn như hóa bởi cùng dạng tánh không tịch diệt. Vì vậy nói: “thực tế” của “Niết bàn” và thực tế của thế gian, cả hai đều là thực huyễn tướng biên, tuy tợ như có sinh diệt, có tịch diệt v.v... riêng lẻ, nhưng suy tìm đến thực tế, “như là hai” thứ thực “tế”, xác thực “không có chút tơ hào sai biệt”. Ý của thuật ngữ Thực tế có nghĩa là biên tế, là cứu cánh, là chân thật. Do đó, vượt qua sinh tử thì đắc Niết bàn giải thoát, chứ không phải lìa xa sinh tử để cầu Niết bàn, cũng không thể lấy sinh tử tạo thành Niết bàn. Ly sinh tử cầu Niết bàn, Niết bàn bất khả đắc; coi sinh tử tức Niết bàn, Niết bàn này cũng dựa vào không trụ. Ban đầu từ sinh tử như huyễn là pháp hữu vi, Niết bàn không như huyễn là pháp vô vi, đó là sự sai biệt, tiến đến quán sát vô ngại của cả hai; đến được cứu cánh thực tướng, đây mới là thấu triệt thế gian và Niết bàn như huyễn như hóa. Thực tế đều là rốt ráo tánh không, không chút hí luận xen vào. Đứng trên lập trường như vậy, thì thế gian và Niết bàn làm gì có sai biệt! (bất khởi nhất kiến).

-----o0o-----

Trích: “Luận Trung Quán”.

Tác giả: Pháp Sư Ấn Thuận Giảng.

Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Tâm Trí.

NXB Hồng Đức – 2016.

Ảnh nguồn: Internet.

Bài viết liên quan