QUYẾT ĐỊNH RẰNG NHỮNG TƯ TƯỞNG LÀ TÂM - ĐẠI ẤN SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - DAKPO TASHI NAMGYAL

QUYẾT ĐỊNH RẰNG NHỮNG TƯ TƯỞNG LÀ TÂM

ĐẠI ẤN SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - DAKPO TASHI NAMGYAL

Người dịch:BDT Thiện tri Thức

-----o0o-----

Dễ để quyết định tâm thức này không có hình dạng, màu sắc, chỗ ở, cái nâng đỡ hay vật chất. Tuy nhiên nếu bạn cho nó là một thực thể định nghĩa được như tỉnh biết và trống không và bạn ở yên trong trạng thái ấy, bạn vẫn còn chưa nhất quyết, bởi vì đó là một kiểu thiền định tĩnh lặng. Bởi thế, hãy cúng dường mạn đà la, cầu khẩn với sùng mộ sâu xa và nghiên tầm mỗi...
QUYẾT ĐỊNH RẰNG NHỮNG TƯ TƯỞNG LÀ TÂM - ĐẠI ẤN SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - DAKPO TASHI NAMGYAL

Xác minh s đng nht ca tâm và nhng tri giác khác nhau

Điều này có hai điểm:

Xác minh sự đồng nhất của tâm – nền tảng

Xác minh sự đồng nhất của những tư tưởng và những tri giác – sự biểu lộ

Xác minh s đng nht ca tâm – Nn tng

Với điểm đầu tiên, hãy làm cùng tư thế thân như trước. Thêm nữa, hãy nhìn thẳng phía trước không nhắm mắt hay chuyển đổi. Giữ sự chú ý của bạn hiện diện sống động trong trạng thái samatha vô niệm và sáng tỏ. Trong trạng thái này, hãy nhìn trực tiếp vào tâm chú ý này để thấy nó có hình dạng, màu sắc…gì. Nó ở chỗ nào và cái gì nâng đỡ nó? Nó có loại bản sắc và hình tướng có thể định nghĩa nào? Hãy khảo sát và nghiên cứu tìm hiểu lần lượt những điểm này.

Nói cách khác, nó có hình dạng tròn, vuông hay cái gì? Nó có hình dạng như đất, đá, núi, cây cối…? Nó có hình dạng như một con người, con thú hay cái gì? Nó có màu trắng, đen, xanh…? Hãy khảo sát mỗi trường hợp cho đến khi bạn đạt đến một kết luận dứt khoát.

Trong cùng cách, hãy khảo sát tâm sống trong những sự vật bên ngoài hay trong thân của nghiệp của bạn. Nếu nó sống trong thân này, nó ở phần nào đầu hay chân, hay thấm nhuần khắp? Nếu thấm nhuần khắp, nó ở theo cách một ở trong và một ở ngoài, hay nó theo cách khuếch tán? Nếu khuếch tán, hãy khảo sát tâm bạn chuyển động hay hoạt động như thế nào khi trở nên bị chiếm cứ bởi những đối tượng và sự vật ở ngoài.

Cũng thế, tâm bạn có phải là một thực thể có thể được nhận ra như là trống không hay tỉnh biết? (2) Về phẩm tính trống không, nó có nghĩa là không có gì cả hay trống không như không gian? Phẩm tính tỉnh biết sáng tỏ của nó có sáng ngời như ánh sáng mặt trời và mặt trăng, hay như ngọn lửa của đèn bơ? Hãy khảo sát sự sáng tỏ này giống cái gì. Nghiên tầm điều này cho đến khi nó được ổn định với kết luận chắc chắn đầy đủ.

Nếu bạn bám vào điều nghe được và lý thuyết và lơ là nghiên tầm, bạn sẽ không cảm thấy nó được kết luận dứt khoát. Thế nên hãy khảo sát điều này thật sâu.

Nếu có một cái hiểu không đúng, những phản biện cần được áp dụng và tiếp tục nghiên tầm.

Dễ để quyết định tâm thức này không có hình dạng, màu sắc, chỗ ở, cái nâng đỡ hay vật chất. Tuy nhiên nếu bạn cho nó là một thực thể định nghĩa được như tỉnh biết và trống không và bạn ở yên trong trạng thái ấy, bạn vẫn còn chưa nhất quyết, bởi vì đó là một kiểu thiền định tĩnh lặng. Bởi thế, hãy cúng dường mạn đà la, cầu khẩn với sùng mộ sâu xa và nghiên tầm mỗi trường hợp nó tỉnh biết và trống không như thế nào, cách thế thực của nó là gì.

Qua việc này bạn có thể thấy rằng nó không bao gồm một bản chất vật chất và cụ thể, và do đó không có hình dạng hay màu sắc, không có chỗ ở hay cái nâng đỡ. Bạn cũng có thể hiểu rằng nó là một trống không tỉnh biết thách thức mọi diễn tả và xác định nhưng có thể kinh nghiệm được.

Trong trường hợp như thế, vị lama cần cố gắng trình bày những câu nói gây bối rối. Nếu cái hiểu của người tu thiền chỉ là lý thuyết hoặc được nghe, nó sẽ không nhất quán và không đứng vững trước sự tra dò. Nếu nó là kinh nghiệm cá nhân, nó sẽ quy tụ về một điểm dù người ấy không thể nói lưu loát bằng ngôn ngữ truyền thống. Khi điều này xảy ra, người tu thiền đã đạt đến kinh nghiệm cá nhân.

Dù vậy, có những người tu thiền lưu loát và hùng biện nhưng thiếu kinh nghiệm cá nhân. Cũng có những người tu thiền có kinh nghiệm nhưng thiếu miệng lưỡi nên không thể giải thích. Thế nên lama cần để cho họ nghiên tầm và giải quyết điều này qua kinh nghiệm thực sự.

Khi trong trạng thái sáng tỏ và vô niệm của shamatha, thì như trước, hãy nhìn thẳng vào tâm thức của bạn. Nó là một tỉnh biết không lời nào cho đủ. Nó không là một thực thể có thể định nghĩa được, nhưng đồng thời, nó là một tánh Không tự biết trong sáng, tỏ biết. Hãy duy trì cái này không xao lãng.

Xác minh s đng nht ca nhng tư tưởng và nhng tri giác – s biu l

Dùng tư thế như trước. Bây giờ hãy cho phép một trạng thái tư tưởng thô và mạnh, như tức giận, xảy ra trong trạng thái trống không và tỏ biết của tâm không thể định nghĩa. Khi nó đã sanh khởi một cách sống động hãy nhìn trực tiếp vào nó và nghiên tầm, như trước, màu sắc và hình dạng, chỗ ở và chỗ nương dựa, bản sắc và hình tướng chính xác của nó là gì.

Trong cùng cách, hãy để một trạng thái tư tưởng vi tế sanh khởi hay được phóng chiếu ra, và rồi nhìn và khảo sát bản sắc của nó.

Tương tự, hãy để cho sanh khởi hay sản sinh những tri giác thô và tế khác nhau – về thế giới, chúng sanh, bạn và thù, vui và buồn vân vân. Hãy nhìn vào bản sắc của từng cái. Hãy thăm dò và khảo sát nó.

Trước kia, khi bạn nhìn, có lẽ bạn làm điều đó bằng cách tổng quát hóa sự thiếu thực thể định nghĩa được (vô tự tánh), hay bạn không khảo sát và không có được một kinh nghiệm chính xác. Nếu như thế, bạn chỉ có lý thuyết rằng tư tưởng và những tri giác thô và tế là không thể định nghĩa. Thế nên bạn sẽ không tìm thấy kinh nghiệm vững chắc đang diễn tiến của giải thoát, nó có thể nhận biết trực tiếp bản sắc của chúng qua việc gặp gỡ chúng hay để cho sự giả tạo của chúng sụp đổ. Thế nên, hãy có áo giáp của sự dũng cảm và tiếp tục khảo sát cho đến khi bạn xác quyết được điểm này.

Bằng cách làm điều này, một sự chắc chắn sâu xa sẽ đạt được, dù người ta nhạy bén cao hay thấp. Chủ đề này cần không để cho mơ hồ hay như một ý tưởng tổng quát.

 

Tiếp theo, để tiếp tục có kinh nghiệm cá nhân, hãy khảo sát một tư tưởng hay một tri giác đặc biệt. Bạn có thể nói, “Nó không có hình dạng, màu sắc hay bản sắc có thể định nghĩa. Bản sắc của tâm chỉ là một tánh Không tỏ biết!” Hay bạn có thể phát biểu một mảnh hiểu biết lý thuyết nào đó.

Tuy nhiên, không chắc chắn cái mà bạn cho là tánh Không tỏ biết. Có phải bạn nói đến một tánh Không tỏ biết xảy ra sau khi một tư tưởng đã dừng và tan biến? Hay nó là một tánh Không tỏ biết khi tư tưởng đang hiện diện? Trong trường hợp sau, bạn có thể nói trạng thái là tỏ biết, nhưng vô nghĩa khi nói nó là tánh Không. Hãy thăm dò trong cách này và tiếp tục khảo sát.

Bất kể loại tư tưởng nào xảy ra, kinh nghiệm của nó, trong tự thân nó, là cái gì không thể định nghĩa – nó tỏ biết một cách vô ngại nhưng không thể định nghĩa – Về phần những tri giác, chúng chỉ là một ấn tượng cảm giác của hiện diện vô ngại, nó không có chất thể và không phải là một bám níu vào một thực tại cứng đặc. Khó mà diễn tả chúng như là như vầy như vầy, và khi bạn hiểu chúng theo cách này bạn đã đạt đến kinh nghiệm cá nhân.

Bấy giờ không để cho xao lãng, chỉ đơn giản duy trì tánh Không tỏ biết này, nó là tánh giác không thể định nghĩa, cũng được ám chỉ là một tánh Không đang tri giác, cái này là tri giác nhưng không có một tự tánh.

Có người nói, “Khi tôi nhìn thẳng vào một tư tưởng hay tri giác, nó tan biến và trở thành một tánh Không tỏ biết”. Đây là trường hợp không xác minh sự chắc chắn về bản tánh của những tư tưởng và tri giác, mà chỉ là dùng ý tưởng tánh Không tỏ biết như một đối trị để chống lại chúng.

Xóa sch nhng không chc chn v nn tng và biu l

Điều này có bốn điểm:

Quyết định rằng những tư tưởng là tâm

Quyết định rằng những tri giác là tâm

Nghiên tầm tâm bình an và tâm chuyển động

Quyết định rằng mọi kinh nghiệm là không sanh khởi

Quyết đnh rng nhng tư tưởng là tâm

Ngồi tư thế như trước. Hãy để tâm bạn được như là tánh Không tỏ biết. Từ trong trạng thái này hãy phóng ra một tư tưởng sống động, như tức giận. Hãy nhìn thẳng vào nó và nghiên tầm triệt để nó khởi sanh từ loại thể chất hay căn cứ nào.

Có lẽ bạn cho rằng nó sanh khởi từ trạng thái của tự tâm trống không và tỏ biết này. Nếu như thế, hãy khảo sát hoặc nó như đứa bé sanh từ bà mẹ hay giống như sự chiếu sáng từ mặt trời. Hay nó là tâm trở thành tư tưởng?

Tiếp theo, hãy quan sát cách nó tồn tại. Khi nó xuất hiện trong hình thức tức giận, hãy khảo sát hoặc cái tức giận này đi cùng sự trói buộc do bám chấp vào những sự vật như là thật hay nó chỉ đơn giản là một hiện tướng của tức giận, một sự trống trải trong đó không có bản sắc nào để bám giữ.

Cuối cùng, hãy quan sát một tư tưởng rời đi như thế nào. Tư tưởng dừng lại hay tan biến? Nếu nó dừng, ai dừng nó hay hoàn cảnh nào khiến nó dừng? Nếu nó tan biến, hãy khảo sát hoặc nó tan biến do hoàn cảnh nào hay nó tự tan biến.

Trong cùng cách, một số khác nhau những tư tưởng thô và tế cần được khảo sát để có kinh nghiệm nào đó. Nếu người tu thiền nắm giữ một cái hiểu sai lầm, nó cần được loại bỏ với một phản biện và một gợi ý. Sau đó, người tu cần một lần nữa tiếp tục khảo sát.

Bạn có thể không tìm thấy rằng tư tưởng sanh khởi từ một nơi đặc biệt theo một cách đặc biệt, ở trong một hình dạng đặc biệt và đi đến một nơi đặc biệt. Tuy nhiên, những khái niệm của bạn về hoặc tư tưởng và tâm là khác nhau, hay chúng liên hệ như bên trong và bên ngoài, hay thân thể và tay chân vân vân phải bị hủy hoại. Bạn phải kinh nghiệm rằng những tư tưởng khác nhau, dù chúng sanh khởi trong hình thức nào, đều là một hiện tướng trống không và không phải là một thực thể định nghĩa được. Bạn phải nhận biết rằng chúng sanh khởi từ bản thân bạn và tan vào bản thân bạn. Bởi vì tâm là không bị giới hạn, bạn phải chắc chắn rằng chỉ chính cái tâm xuất hiện hay được thấy như những tư tưởng. Bạn phải quyết định rằng những tư tưởng và tâm là không thể phân chia.

Hãy lấy thí dụ một ngọn sóng trên nước. Sóng không gì khác hơn là nước, nhưng nó được nhìn như một làn sóng. Dù nó xuất hiện như một làn sóng, nó không bao giờ biến đổi khỏi bản tánh của nước. Trong cùng cách, với nhiều loại tư tưởng khác nhau, ngay từ lúc chúng xuất hiện, chúng không là gì khác hơn tánh Không tỏ biết của tâm không thể nhận dạng.

Hơn nữa, bởi vì tâm là không bị giới hạn, nó xuất hiện như một đa dạng những tư tưởng. Dù xuất hiện như những tư tưởng, chúng không biến đổi khác với tánh Không tỏ biết của tâm vốn là một thực thể không thể định nghĩa. Bạn phải có được kinh nghiệm về sự chắc chắn trong sự kiện rằng những loại khác nhau của tư tưởng là tâm.

Tương tự, hãy khởi lên một tư tưởng vui hay buồn và nghiên tầm có sự khác biệt nào trong bản sắc của chúng không. Trong cách này, cũng phải chắc chắn về những loại tư tưởng đối nghịch nhau.

Trích “Đại Ấn Soi Rõ Trng Thái T Nhiên”

Tác giả: Dakpo Tashi Namgyal

Người dịch:BDT Thiện tri Thức

NXB Thiện tri Thức, 2020.

Bài viết liên quan