TẤT CẢ  ĐỀU LÀ BIỂU LỘ CỦA PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO - VIÊN NGỌC NHƯ Ý - DILGO KHYENTSE RINPOCHE

TẤT CẢ  ĐỀU LÀ BIỂU LỘ CỦA PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO

VIÊN NGỌC NHƯ Ý - DILGO KHYENTSE RINPOCHE

-----o0o-----

Nếu chúng ta gặp những hoàn cảnh may mắn, đừng bao giờ bám níu vào chúng mà nên coi chúng như những giấc mộng hay ảo ảnh. Nếu chúng ta thành công và giàu có, sống trong một lâu đài đẹp đẽ, ta đừng cho rằng mình là quan trọng hay vĩ đại; cũng đừng tích trữ của cải hay suy tính để có được ngôi nhà lộng lẫy hơn nữa.
TẤT CẢ  ĐỀU LÀ BIỂU LỘ CỦA PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO - VIÊN NGỌC NHƯ Ý - DILGO KHYENTSE RINPOCHE

TẤT CẢ  ĐỀU LÀ BIỂU LỘ CỦA PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO

VIÊN NGỌC NHƯ Ý - DILGO KHYENTSE RINPOCHE

-----o0o-----

Nói chung, bằng thuật ngữ “hành giả Pháp,” chúng ta muốn nói tới một người có thể vận dụng mọi loại hoàn cảnh, tốt cũng như xấu, người có thể sử dụng ngay cả những kinh nghiệm tệ hại nhất như các chất xúc tác để trợ giúp cho những tiến bộ vượt trội hơn nữa trong thực hành của họ. Những hoàn cảnh trong đó chúng ta tự nhận biết mình phải thực sự làm sáng tỏ sự thực hành, những kinh nghiệm và sự chứng ngộ của ta, và chúng ta cần có khả năng thấu hiểu mọi tình huống, cả thuận lợi lẫn bất lợi, như những giáo lý trên con đường.

Đừng bao giờ để các chướng ngại có thể phát sinh từ những hoàn cảnh tốt lẫn xấu cản trở hay khống chế chúng ta. Chúng ta phải như đất, nó dung chứa tất cả chúng sinh, không phân biệt cái tốt hay xấu, thuận lợi hay bất lợi. Đất chỉ đơn giản nhẫn chịu. Khi đối mặt với những tình huống khó khăn, một hành giả nên sử dụng chúng như một cơ hội để củng cố thực hành của mình, giống như một cơn gió mạnh, thay vì dập tắt một ngọn lửa lại làm cho nó mạnh thêm và thậm chí còn làm cho lửa bùng cháy hơn nữa.

Khi gặp những hoàn cảnh bất lợi, như các ảnh hưởng xấu, những lời nói ác, sự chỉ trích, hay ngay cả khi bị ném vào tù, chúng ta đừng nghĩ: “Tôi đã cầu nguyện Tam Bảo quá nhiều; tôi không đáng bị sự đối xử như thế.” Chúng ta nên hiểu rằng mọi khó khăn như thế xuất hiện là kết quả của việc làm hại những người khác trong suốt những đời quá khứ của ta, chúng ta nên chịu đựng những đau khổ và gian khó và suy nghĩ rằng: “Qua những gì xảy đến cho tôi, cầu mong nỗi đau khổ của chúng sinh khác do những ác hạnh mà họ đã tích tập trong những đời quá khứ, tất cả đều được tích tụ lại và cạn kiệt trong tôi.” Chúng ta nên luôn luôn nhận thức rằng những tình huống thử thách chúng ta thực sự là một biểu lộ của phương tiện thiện xảo của Guru Rinpoche, là đấng trong cách thức này ban cho ta những cơ hội để tịnh hóa nghiệp bất thiện của chúng ta.

Vì thế, chúng ta nên vui vẻ chấp nhận bất kỳ sự đau khổ hay chỉ trích nào, và nghĩ rằng: “Điều này được ban cho tôi là nhờ thiện tâm vĩ đại của Thầy tôi.” Ví dụ, nhiều người Tây Tạng, trong khi chịu đựng sự cùng khổ và giam cầm khốc liệt suốt trong hai mươi lăm năm qua ở Tây Tạng, không bao giờ bị lay chuyển lòng sùng mộ vĩ đại đối với vị Thầy và nhiệt tâm chân thành trong việc thực hành Pháp. Trong trường hợp này, kinh nghiệm của họ về nỗi khổ tột bực đã xoay chuyển tâm họ hướng về Pháp và củng cố quyết tâm của họ để thực hành Pháp.

Nếu chúng ta gặp những hoàn cảnh may mắn, đừng bao giờ bám níu vào chúng mà nên coi chúng như những giấc mộng hay ảo ảnh. Nếu chúng ta thành công và giàu có, sống trong một lâu đài đẹp đẽ, ta đừng cho rằng mình là quan trọng hay vĩ đại; cũng đừng tích trữ của cải hay suy tính để có được ngôi nhà lộng lẫy hơn nữa. Chúng ta đừng bận tâm về sự nổi danh và quyền lực. Đúng đắn hơn, chúng ta nên nhận thức rằng bất cứ sự may mắn tốt lành nào đến với ta đều đơn giản là nhờ thiện tâm của vị Thầy. Nếu thâu đạt được điều gì có giá trị hay thành tựu điều gì to lớn, chúng ta đừng bao giờ quên rằng chẳng có gì trong thế gian này là thường hằng. Như Kinh điển có nói: “Cái gì được sinh ra sẽ chết đi, cái gì được tụ hội sẽ phân ly, cái gì được tích tập sẽ cạn kiệt và cái gì ở trên cao sẽ bị đưa xuống thấp.”

Trong những hoàn cảnh thuận lợi, chúng ta nên ước nguyện: “Cầu mong mọi sự thịnh vượng tôi đang hưởng sẽ được phân phát cho tất cả chúng sinh, cầu mong nó được cúng dường cho Guru Rinpoche, và cầu mong bản thân tôi hài lòng với việc chỉ có vừa đủ thực phẩm và y phục.” Để bản thân tồn tại, thực ra chúng ta chỉ cần đủ quần áo để che chở ta đối với các môi trường và chỉ cần có đủ thực phẩm để duy trì đời sống. Như các bậc thánh trong quá khứ, chúng ta nên vừa lòng với những nơi cư trú như các hang núi và các ẩn thất cô tịch.

Tất cả những vị thánh vĩ đại trong quá khứ đã sống trong các hang động, với thú vật hoang dã là bạn đồng hành, bởi vì các ngài đã xoay chuyển từ tận sâu thẳm con người các ngài hướng về Pháp. Các ngài đặt căn bản sự thực hành của mình trên đời sống khổ hạnh của một người lang thang đã từ bỏ mọi sự. Tâm của một người từ bỏ như thế bao giờ cũng tràn đầy Pháp, và sự nghĩ tưởng về Pháp dẫn dắt các ngài đến đời sống cô tịch trong một hang núi, ở đó sự tinh cần của các ngài được sự suy tưởng về cái chết thường xuyên thôi thúc. Càng nhiều càng tốt, chúng ta nên chấp nhận tâm trạng này như của chính chúng ta.

Theo cách này chúng ta có thể ngăn ngừa ngay cả những tình huống tốt đẹp khỏi trở thành những chướng ngại cho sự thực hành của ta. Nếu không, có thể xảy ra việc các hành giả Pháp sau khi thành tựu một vài tiếng tăm, bắt đầu tự coi mình là các vị Thầy hay Lạt ma. Suy nghĩ theo lối này, họ bắt đầu cảm thấy mình xứng đáng được hưởng thực phẩm thơm ngon, quần áo đắt tiền, danh vọng to lớn và v.v… Khi điều này xảy ra, sự bám chấp và tự phụ trở nên kiên cố, và động lực ban đầu để thực hành Pháp hoàn toàn tiêu tan. Như vậy thì thật không ổn. Bằng cách nhìn những hoàn cảnh thuận lợi như giấc mộng và ảo ảnh, chúng ta có thể tránh được các cạm bẫy và làm kiên cố thêm sự thực hành của ta.

Chúng ta có thể nhìn những trạng thái chuyển biến của sự thực hành của ta trong cách thức tương tự. Nếu chúng ta gặp khó khăn ngay trong sự thực hành, như hôn trầm, các tư tưởng rối loạn, hay sự quán tưởng nghèo nàn, chúng ta nên dùng nó như một cơ hội để nuôi dưỡng tri giác thanh tịnh. Điều này có nghĩa là sự nhận thức về môi trường của chúng ta và các chúng sinh sống trong đó không là những gì tầm thường, mà như Núi Huy Hoàng Màu-Đồng-Đỏ, nơi các Dāka và Dākinī cư trú. Nó cũng có nghĩa là sự nhận thức mọi hình tướng xuất hiện là Guru Rinpoche, mọi âm thanh là sự ngân vang của thần chú của ngài, và mọi tư tưởng là trò chơi của trí tuệ ngài.

Nếu chúng ta may mắn trực nhận được Giác tánh rất trong sáng và những kinh nghiệm tốt đẹp trong sự thực hành của ta, chúng ta đừng nghĩ: “A ha ! Ta đã trở thành người thực sự cao siêu. Ta phải là một vị Thầy!” Đúng đắn hơn, chúng ta đừng gán cho việc đó sự quan trọng thái quá, và ta nên an trú trong một sự tỉnh giác trong trẻo và sống động của giây phút hiện tại, không có những mục đích lẫn tham luyến.

Tóm lại, trên con đường, bất kỳ thành tựu hay thâu hoạch điều gì thuộc về của cải, sự thành công, danh tiếng, thực phẩm, y phục, hay các kinh nghiệm tâm linh, chúng không bao giờ được phép làm phát sinh sự bám chấp hay tham luyến trong chúng ta. Nếu những cảm xúc này xuất hiện, chúng ta phải ngồi yên lặng, tống xuất hơi thở cũ ba lần – suy tưởng rằng cùng ba hơi thở đó tham, sân, và si đã được tẩy trừ – và nhớ lại những sự thành tựu phù du này thì không có thực chất và thoáng qua như thế nào.

-----o0o-----

Trích “Viên Ngọc Như Ý”

Tác giả: Dilgo Khyentse Rinpoche

Người dịch: Liên Hoa

NXB Thiện Tri Thức, 2004.

 

Bài viết liên quan