TẤT CẢ HIỆN TƯỢNG LÀ PHÁP THÂN - SỐNG TRONG THAM THIỀN CHU KỲ NGÀY VÀ ĐÊM - NAMKHAI NORBU RINPOCHE

TẤT CẢ HIỆN TƯỢNG LÀ PHÁP THÂN

SỐNG TRONG THAM THIỀN CHU KỲ NGÀY VÀ ĐÊM

NAMKHAI NORBU RINPOCHE

-----o0o-----

(19) Bởi vì những che chướng và những dấu vết nghiệp của chúng ta giờ đây đã hoàn toàn được thanh tịnh, những phiền não của chúng ta không ngoài tầm kiểm soát nữa. Bởi vì như vậy, dù chúng ta có thể là (những cá nhân bình thường), bây giờ chúng ta thấy mình vượt cao hơn mọi cõi của sanh tử, và chúng ta được xem là thuộc về gia đình của những bậc Ứng Cúng (A La Hán).
TẤT CẢ HIỆN TƯỢNG LÀ PHÁP THÂN - SỐNG TRONG THAM THIỀN CHU KỲ NGÀY VÀ ĐÊM - NAMKHAI NORBU RINPOCHE

(17) Về phần những kinh nghiệm xuất hiện sau thời kỳ tham thiền nhập định: chúng ta thấy mọi hình tướng xuất hiện là những sự huyễn, hay chúng ta xem mọi xuất hiện là trống không. (Chúng ta có thể ở) trong một trạng thái hiện diện thuần khiết và có vẻ không có những tư tưởng lan man sanh khởi, hay chúng ta nghĩ chúng ta có thể đi vào những hoạt động mà không tạo ra lỗi lầm nào.

(18) Về chiều kích toàn bộ của chúng ta: bởi vì tri giác những đối tượng bên ngoài và những phân tích về chúng (một mặt), và những tư tưởng lan man và sống động (ở mặt kia) là trống không, chúng ta đạt được Pháp thân tối thượng, nó là bản tánh của tâm. Bởi vì cái này thì không thể nào bị nhiễm ô bởi những tư tưởng, đặc tính hay nhận thức, chúng ta đạt đến một tỉnh giác thanh tịnh nguyên sơ không nhiễm dơ bởi những tư tưởng lan man.

(19) Bởi vì những che chướng và những dấu vết nghiệp của chúng ta giờ đây đã hoàn toàn được thanh tịnh, những phiền não của chúng ta không ngoài tầm kiểm soát nữa. Bởi vì như vậy, dù chúng ta có thể là (những cá nhân bình thường), bây giờ chúng ta thấy mình vượt cao hơn mọi cõi của sanh tử, và chúng ta được xem là thuộc về gia đình của những bậc Ứng Cúng (A La Hán).

(20) Về những giáo huấn cho sự thư giãn với hiện diện: bất kỳ khi nào những hình tướng xuất hiện sanh khởi, dù theo bất cứ cách nào, không chỉnh trị hay sửa sang, (chúng ta cần nhìn chúng) như chỉ là những trang hoàng tô điểm của bản thân trạng thái bổn nguyên (nó là thật tánh, thật trạng của hiện hữu). Trong trạng thái này, sự hiện diện thanh tịnh (tánh giác) bên trong của chúng ta là không sửa trị, trong sáng, sống động và trần truồng. Như thế, khi thư giãn, buông xả một cách cảnh giác với hiện diện, (khi những tư tưởng sanh khởi) chúng ta thư giãn, buông xả chúng vào thật trạng của chính chúng như nó vốn là.

(21) Về những đối tượng của sáu căn: khi chúng sanh khởi chỉ như những trang sức (của trạng thái của hiện diện) trong một cách minh bạch không có bất kỳ ngăn ngại và không có bất kỳ phân tích trí thức nào, bấy giờ chúng trọn vẹn toàn thiện đúng như chúng là, như diệu dụng của hiện diện thanh tịnh mà không có nắm bắt (theo những ý niệm và phán định) nào. Liên tục trong trạng thái này mà không có nhị nguyên nào thì được gọi là thư giãn với hiện diện.

(22) Khi liên tục trong thời tham thiền nhập định, không đi vào phân tích những đối tượng của năm giác quan, (những hình tướng xuất hiện được để cho) sanh khởi một cách rõ ràng và quang minh trong một cách thư giãn mà cảnh giác, không có bất kỳ xao lãng hay bám nắm (theo những ý niệm và phán định). Bấy giờ, sau khi đã chấm dứt một thời tham thiền nhập định, một tỉnh giác nguyên sơ sẽ tự hiện bày, khi ấy những đối tượng của sáu giác quan có xuất hiện sẽ giống như không có thực thể.

(23) Bất kỳ khi nào những tư tưởng lan man của năm độc sanh khởi, chúng ta thư giãn một các cảnh giác để mặc chúng mà không có bám nắm. (Mặt khác) chúng ta không cần cố gắng ngăn chặn chúng với cái đối trị nào hay chuyển hóa chúng nhờ phương pháp nào. (Bởi vì chúng không bị ngăn chặn hay được chuyển hóa), những phiền não sanh khởi trên con đường là tự giải thoát và một tỉnh giác nguyên sơ đang hiện diện.

(24) Những kinh nghiệm sanh khởi trong khi thực hành thiền định biểu lộ như sáng tỏ và tánh Không. Chúng được thấy hiện diện trong một trạng thái của thị kiến và tánh Không, hay trong một trạng thái chuyển động liên tục của những tư tưởng và tánh Không, hay trong một trạng thái cảm giác lạc phúc, sáng tỏ và vô niệm (không lan man).

(25) Về chiều kích toàn thể của chúng ta: hiểu rằng tất cả hiện tượng là Pháp thân, tỉnh giác không sửa trị này về ‘trạng thái của hiện hữu như bản thân nó là’ thì hiện diện giống như một cảnh giới toàn thiện, toàn hảo, một tướng, toàn thể và không có nhị nguyên (bất nhị). Vì điều này (có nói rằng) chúng ta đã đạt đến chiều kích của tánh giác bổn nguyên, và một tỉnh giác nguyên sơ của sự sáng tỏ đang hiện diện.

(26) Bởi vì những đối tượng chúng ta tri giác quả thật là những biểu lộ của thật tánh của hiện hữu, những phiền não và che chướng của chúng ta trở thành thanh tịnh. Vì cái tỉnh giác nguyên sơ của hiện diện thanh tịnh đang hiện diện, chúng ta gỡ mình khỏi sự dấn thân vào bất kỳ loại thái độ tiêu cực nào. Và bởi vì chúng ta giải thoát khỏi những phiền não, những dấu vết nghiệp và những che chướng, chúng ta được xem là thuộc về gia đình của những Bồ tát cao cả.

-----o0o-----

Trích “Sống Trong Tham Thiền Chu Kỳ Ngày Và Đêm”

Tác giả: Namkhai Norbu Rinpoche

Người dịch: Trùng Hưng Và An Phong

Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức

Bài viết liên quan