THỂ TÁNH CỦA HƯ KHÔNG - KINH HƯ KHÔNG DỰNG BỒ TÁT - LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 52 - BỘ ĐẠI TẬP III SỐ 408

THỂ TÁNH CỦA HƯ KHÔNG

KINH HƯ KHÔNG DỰNG BỒ TÁT - LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 52 - BỘ ĐẠI TẬP III SỐ 408

HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN

---o0o---

Bấy giờ, tất cả đại chúng trong pháp hội nghe Đức Phật khen ngợi Bồ-tát Hư Không Dựng, liền phát tâm hiếm có, đặc biệt, vô cùng cung kính, tôn trọng, chắp tay chiêm ngưỡng Bồ-tát Hư Không Dựng, dùng vô số hương, hoa, hương bột, hương xoa, lọng, phướn báu, y phục nhiều màu sắc, chuỗi ngọc đủ loại quý giá, vô số âm nhạc ca tụng, khen ngợi để cúng dường Bồ-tát Hư Không Dựng.
THỂ TÁNH CỦA HƯ KHÔNG - KINH HƯ KHÔNG DỰNG BỒ TÁT - LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 52 - BỘ ĐẠI TẬP III SỐ 408

Bấy giờ, tất cả đại chúng trong pháp hội nghe Đức Phật khen ngợi Bồ-tát Hư Không Dựng, liền phát tâm hiếm có, đặc biệt, vô cùng cung kính, tôn trọng, chắp tay chiêm ngưỡng Bồ-tát Hư Không Dựng, dùng vô số hương, hoa, hương bột, hương xoa, lọng, phướn báu, y phục nhiều màu sắc, chuỗi ngọc đủ loại quý giá, vô số âm nhạc ca tụng, khen ngợi để cúng dường Bồ-tát Hư Không Dựng.

Lúc đó, Đại Bồ-tát Hư Không Dựng đem những phẩm vật cúng dường ấy dâng lên Đức Thế Tôn, dâng xong, quỳ gối chắp tay ở trước Phật, thưa:

-Bạch Thế Tôn! Trong cõi đời năm trược, nơi chốn mà chúng sinh bị vô minh tối tăm che lấp, làm thế nào để thực hiện được các Phật sự?

Đức Phật nói:

-Này thiện nam! Ví như hư không không trói không mở, không thấy, không mê, thể tánh của hư không vốn thanh tịnh, nhưng do gió thổi động mà trong hư không có bụi bặm, mây mù, nên mới nói hư không chẳng tinh. Sau đó, nhờ nước mưa nên hư không chẳng còn bụi bặm và các thứ chướng ngại, mặt trời, mặt trăng, tinh tú liền hiện bày rồi biết về số lượng trải qua của thời gian, thời tiết, ngày đêm ngắn dài, trăng tròn, trăng khuyết tháng năm... như vậy như vậy.

Này thiện nam! Tất cả các pháp Chân như của Như Lai tùy theo tướng vốn như hư không của tâm, bản tánh thanh tịnh, chỉ vì các chúng sinh bị khách trần tạo phiền não nên tâm ý trở thành nhơ đục. Vì các ông, Như Lai dùng các pháp môn Từ bi..., rưới mưa Từ bi, khiến cho các chúng sinh bị phiền não làm cấu nhiễm đều được thanh tịnh, không còn trần dục. Khi tâm các chúng sinh được thanh tịnh, liền thấy mặt trời Phật xuất hiện giữa đời, hoặc được thấm nhuần ánh sáng trí tuệ, được hiểu rõ đối với các công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật, thực hành bốn pháp Niệm xứ thù thắng và tám Thánh đạo, cho đến mười tám pháp Bất cộng, bốn Tâm vô lượng. Vì vậy mà có chư vị Thánh A-la-hán, Bích-chi-phật và hàng Bồ-tát hiện ra nơi đời.

Này thiện nam! Ý ông nghĩ sao? Thể tánh của hư không có thể trụ nơi mắt không?

-Thưa không, bạch Thế Tôn!

- Mắt có thể tồn tại nơi thức chăng?

- Thưa không, bạch Thế Tôn!

-Mắt có tồn tại nơi xúc chăng?

- Thưa không, bạch Thế Tôn!

-Từ mắt, do xúc sinh ra ba loại thọ, vậy hư không có tồn tại trong đó không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn!

Nói lược cho đến tai, mũi, lưỡi, thân, cũng nên quán xét như vậy.

Này thiện nam! Ý ông nghĩ sao, ý có tồn tại nơi cõi hư không chăng?

-Thưa không, bạch Thế Tôn!

-Cho đến hư không có trụ trong ý chăng? Do nơi pháp này mà chư Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri có xuất hiện ở đời chăng?

- Thưa không, bạch Thế Tôn!

Này thiện nam! Các chúng sinh có nương nơi hư không mà tồn tại chăng?

- Thưa không, bạch Thế Tôn!

Này thiện nam! Ý ông nghĩ sao? Thể tánh của hư không có nương nơi chúng sinh mà tồn tại chăng?

Bạch Thế Tôn! Mọi pháp đều chẳng nương nhau mà tồn tại, vì cảnh giới của mỗi pháp cũng không liên quan với nhau. Bạch Thế Tôn! Tất cả các pháp không có cảnh giới, vì không cảnh giới nên không cấu nhiễm, chúng nhất như là thật tế nên gọi là như như, nên biết như vậy. Bạch Thế Tôn, ví như hư không không thể hủy hoại, không thể tách rời, không tách rời được, chẳng động, chẳng ngại, không có mầm giống, không kết quả, không tên, không tuổi, không nghĩ, không nhớ, như vậy như vậy.

Bạch Thế Tôn!Biết tướng của tất cả các pháp như thế rồi, Đại Bồ-Tát đối với tất cả các pháp, đạt được pháp Nhẫn vô sinh.

---o0o---

Trích: Kinh Hư Không Dựng Bồ Tát ( Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tập 52 - Bộ Đại Tập III số 408 )

Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

Ảnh nguồn internet

Bài viết liên quan