TÍN TÂM ĐƯỢC CHE CHỞ - TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN

TÍN TÂM ĐƯỢC CHE CHỞ  

TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN

-----o0o-----

Hơn nữa, Thân Loan nghe lời dạy của Thầy: “Chính Đức Như Lai hộ niệm niềm tin” cảm nhận sâu sắc và lãnh thọ nhất quyết không sai. Thế nhưng, Pháp Nhiên lại không mở rộng ý nghĩa lập luận về “niềm tin được Như Lai hộ niệm”. Thành tựu nầy phải nói rằng chính là của riêng Thân Loan. Theo tác phẩm “Giáo Hạnh Chứng Văn Loại”, năng lực bổn nguyện hồi hướng dựa trên cơ sở...
TÍN TÂM ĐƯỢC CHE CHỞ - TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN

TÍN TÂM ĐƯỢC CHE CHỞ  

TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN

-----o0o-----

Với bổn nguyện niệm Phật, Pháp Nhiên cho rằng: “Công đức của kẻ trí hay người ngu xưng tụng danh hiệu không khác nhau. Niệm trong khi tâm chí thành và niệm khi tâm nhiễm ô tán loạn, tất cả công đức ấy đều bình đẳng. Thế nhưng nếu nói lòng tin giống nhau, theo pháp ngữ chẳng đúng”. Như có lời dạy rằng: “Đức Như Lai hộ trì niềm tin” không có ghi lại trong sách vở hoặc những pháp ngữ đấy sao!

Hơn nữa, công đức niệm Phật của bất cứ ai và xưng niệm ở bất cứ trạng thái nào, công đức vẫn đồng. Mỗi tiếng, mỗi tiếng là cái đức vô thượng vậy. Công đức niệm Phật không phải là người xưng tụng thêm cái đức, mà chính danh hiệu bổn nguyện ấy từ nguyên thủy có chỗ đắc rồi. Với ý nghĩa ấy mỗi một tiếng, mỗi một tiếng niệm Phật biểu hiện việc che chở của Đức Như Lai vậy.

Với Thân Loan, nếu Bổn Nguyện Niệm Phật là con đường cứu độ bình đẳng cho nhiều người, thì khi nghe và thọ trì không còn gì nghi ngờ nữa. Do vậy, tâm tin tưởng niệm Phật vãng sanh không sai biệt. Dù cho người thiện, kẻ ác, bậc hiền, kẻ ngu v.v…, đều vượt qua và đều được bình đẳng. Đó là chủ trương rốt ráo rằng: “Thầy trò cùng một lòng tin.”

Có phải nghe lời giải thích sâu sắc của Thân Loan, Pháp Nhiên vô cùng kinh ngạc, tán thán chăng? Và từ đó mới phát khởi: “Niềm tin được đức Như Lai che chở”. Chắc chắn niềm tin ấy cũng bình đẳng chứ không sai khác.

Niềm tin được hộ trì có nghĩa là “ngươi sẽ được cứu”. Không những người ấy không bị đọa mà cả vạn người đều được cứu độ một cách bình đẳng qua tâm đại bi; cho nên cả vạn người có thể bước đi trên con đường niệm Phật một cách dễ dàng khi tuyển chọn và thệ nguyện qua lời: “Nếu xưng niệm danh hiệu, ta sẽ tiếp dẫn vãng sanhTịnh Độ.”

Nghe lời thệ nguyện ấy, tất nhiên ước nguyện sẽ thành tựu. “Lòng tin khởi đi từ bổn nguyện”. Khi quy ngưỡng “tất nhiên được cứu”. Lòng tin “chắc chắn được cứu độ” hiện hữu trong tâm mọi người, đó là sự thật. Trí tuệ và học thức của con người không thể đo được tự kỷ nhiều như những vi trần của mình. Điều mà “Đức Như Lai hộ niệm cho lòng tin và tất cả niềm tin chỉ là một”, được phát triển khắp trên thế giới, cũng chính là những gì Thân Loan liễu ngộ và cho rằng: “niềm tin vãng sanh chỉ có một mà thôi” rất minh bạch và chắc chắn.

Hơn nữa, Thân Loan nghe lời dạy của Thầy: “Chính Đức Như Lai hộ niệm niềm tin” cảm nhận sâu sắc và lãnh thọ nhất quyết không sai. Thế nhưng, Pháp Nhiên lại không mở rộng ý nghĩa lập luận về “niềm tin được Như Lai hộ niệm”. Thành tựu nầy phải nói rằng chính là của riêng Thân Loan. Theo tác phẩm “Giáo Hạnh Chứng Văn Loại”, năng lực bổn nguyện hồi hướng dựa trên cơ sở giáo lý mà Pháp Nhiên giảng về khái niệm giáo nghĩa Tịnh Độ. Phải chăng giáo nghĩa Tịnh Độ Chơn Tông lấy nền tảng từ sự tranh luận về khác biệt của niềm tin?

Ngoài ra, biên khảo chính của Thân Loan như “Giáo Hạnh Chứng Văn Loại” đặc biệt nói về niềm tin, mà niềm tin từ nơi năng lực bổn nguyện hồi hướng, được chỉ bày một cách rõ ràng rồi.

-----o0o-----

Trích “Tịnh Độ Tông Nhật Bản”

Nguyên tác: Kakehashi Jitsuen 

Người dịch: Thích Như Điển

NXB Phương Đông

Bài viết liên quan