TÍNH KHÔNG TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY - TỪ BI VÀ TÍNH KHÔNG – ANALAYO

TÍNH KHÔNG TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

TỪ BI VÀ TÍNH KHÔNG – ANALAYO

–––––o0o–––––

Sau khi khai triển cách nào an trú trong tính không bên trong và bên ngoài phải được kết hợp với sự đào luyện về tĩnh lặng, Kinh Đại Không và những bản song hành của nó tiếp tục bằng cách duyệt qua những đường lối trong đó sự thực hành chính thức của một người về thiền định tính không có thể liên quan với những khía cạnh của đời sống hàng ngày. Một khía cạnh như thế liên quan...
TÍNH KHÔNG TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY - TỪ BI VÀ TÍNH KHÔNG – ANALAYO

Sự tương tự trong tựa đề Culasunnata – sutta (Kinh Tiểu Không) và Mahasunnata – sutta/ Kinh Đại Không chỉ ra một mối tương quan mật thiết giữa Tiểu (Cula) và Đại (Maha) về tính không (sunnata-sutta). Điều đó cũng phản ánh vị trí của những kinh này bên trong tập hợp Majjhima – nikaya (Trung Bộ kinh) [tức là vị trí thứ 63 và 64 trong số 152 kinh thuộc Trung Bộ kinh], khi hai kinh này tiếp theo nhau trong Trung bộ kinh và trong Trung A-hàm. Ngoài những tựa đề và vị trí, một mối liên hệ giữa Culasunnata-sutta (Kinh Tiểu Không (và Mahasunnata- sutta (Kinh Đại Không) (và những bản song hành theo thứ tự của chúng) cũng là hiển nhiên từ sự kiện cả hai khởi đầu với trải nghiệm của chính Đức Phật về tính không và rồi chỉ ra cho thấy cách nào người khác cũng có thể vun bồi điều đó.

Trong trường hợp của Kinh Tiểu Không và những song hành của nó, việc Ananda hỏi về sự thường trú của Đức Phật trong tính không dẫn tới một sự khai triển cho thấy cách nào sự an trú thiền định như thế có thể được đảm đương. Kinh Đại Không và những bản song hành của nó thay vì thế bắt đầu bằng việc Đức Phật phê phán sự giao du quá độ và nhấn mạnh về ẩn cư. Tiếp theo, Đức Phật liên hệ về sự an trú của chính ngài trong tính không, sau đó ban ra mô tả về sự an trú trong tính không ở bên trong, bên ngoài, và cả trong lẫn ngoài. Một chủ đề trung tâm trong sự mô tả là nhu cầu về một nền tảng vững mạnh trong sự an tịnh tâm trí để có thể cư trú trong tính không một cách thành công.

Sự nhấn mạnh ban cho việc thực hành chính thức về tĩnh lặng trong một con đường bổ túc cho Kinh Tiểu Không và những bản song hành của nó. Thứ ấy đưa ra một hình thức thực hành liên quan tới những tri giác tương ứng với cõi vô sắc và dường như không nhằm riêng cho những ai có thể đạt tới những cõi vô sắc ấy, căn cứ trên việc bốn thứ an định làm chủ (còn gọi là tứ thiền). Mặc dù điều đó mở ra một con đường cho sự thực hành được đảm đương với những cấp độ thấp hơn về thiền định, Kinh Đại Không và những bản song hành của nó làm sáng tỏ rằng sự an định, lý tưởng là sự an định thứ tư hay đệ tứ thiền là một hữu dụng quan trọng và cung ứng một nền tảng vững chắc cho sự thực hành tu tập về tính không.

Thiếu một nền tảng như thế không nhất thiết ngăn chặn người ta khỏi việc tham gia sự tiến nhập có thứ lớp vào tính không, nhưng song song với việc thực hành, việc khai triển về tĩnh lặng, không nên bị làm ngơ nếu sự thực hành dẫn đến kết quả là sự thực hiện về tính không tối thượng với giác ngộ trọn vẹn.

Ở đây, sự vun bồi về những phạm trù (từ, bi, hỉ, xả) tự trình ra như một chọn lựa thích hợp cho việc xây dựng một nền tảng trong tĩnh lặng song song với việc thực hành về sự tiệm tiến vào tính không. Ngoài những tiện ích đa dạng mà các phạm trú cống hiến bên trên những hình thức khác về thiền định tập trung, như đã được thảo luận ở trên một lợi ích khác tương ứng với ngữ cảnh hiện tại đặc thù là bản tính vô biên của chúng cống hiến một điểm tiến nhập dễ dàng vào những trải nghiệm vô biên về không vô biên xứ và thức vô biên xứ. Tôi sẽ thăm dò quỹ đạo thực hành này trong Chương 7, trong đó tôi trình bày một hình thức về thực hành thiền định từ các phạm trù tới sự tiệm tiến vào tính không.

Ngoài việc tô đậm nhu cầu về một nền tảng vững chắc trong an tịnh, sự khai triển trong Kinh Đại Không và những bản song hành của nó xác định một điểm tôi đã nêu trong Chương 4 tức là tính không bao phủ những gì bên trong cũng như những gì bên ngoài. Trong tư tưởng Phật giáo sơ kỳ, không có bất cứ thứ gì thoát khỏi được tính không.

Sau khi khai triển cách nào an trú trong tính không bên trong và bên ngoài phải được kết hợp với sự đào luyện về tĩnh lặng, Kinh Đại Không và những bản song hành của nó tiếp tục bằng cách duyệt qua những đường lối trong đó sự thực hành chính thức của một người về thiền định tính không có thể liên quan với những khía cạnh của đời sống hàng ngày. Một khía cạnh như thế liên quan tới việc làm cách nào tiếp tục thực hành bên ngoài sự thiền định bằng việc tọa thiền. Sau đây là phần tương ứng từ song hành Trung A-hàm với Kinh Đại Không.

Này A-nan, Tỳ-kheo hãy bằng ngoại không thành tựu an trụ. Vị ấy sau khi ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được lắng trong, an trụ, giải thoát đối với ngoại không. Này Anan, như vậy Tỳ-kheo trong lúc quán thì biết ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được lắng trong, an trụ, giải thoát đối với ngoại không. Đó gọi là chánh tri.

“Này A-nan, Tỳ-kheo hãy bằng nội ngoại không thành tựu an trụ. Vị ấy sau khi nội ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được lắng trong, an trụ, giải thoát đối với nội ngoại không. Này Anan, như vậy Tỳ-kheo trong lúc quán thì biết nội ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được lắng trong, an trụ, giải thoát đối với nội ngoại không. Đó gọi là chánh tri.

Kinh Đại Không nếu bốn tư thế ‘còn gọi là bốn oai nghi: hành, trụ, tọa, ngọa tức là đi, đứng, ngồi, nằm’, nhưng không giải thích cặn kẽ nếu mang so sánh những giáo huấn ở trên về cách đảm đương thiền hành và thiền tọa. Mặc dù những khác biệt như vậy, Kinh Đại Không và những bản song hành của nó đồng thuận rằng sự tiếp tục thực hành có thể được được đảm bảo bằng sự kiềm chế các uế trược. Song hành với những chỉ dẫn cung cấp trong giáo huấn ban cho Bahiya, một thành tố trung tâm về thiền định tịnh không trong tư tưởng Phật giáo sơ kỳ như vậy là giữ cho tâm trống không sự ham muốn và ghê tởm. Đây là điều tạo nên tính liên tục trong việc thực hành và là cách mà sự thực chứng về tính không biểu hiện, tức là khi tâm trí ngày càng ít mắc phải những ô trược.

Liên hệ sự hiện diện các lí giải chân chính trong đoạn trên cũng như những phần kế tiếp trong kinh văn tôi sẽ nêu ra, làm sáng tỏ rằng một mức độ nào đó về sự điều động có ý thức về điều kiện cao xa khỏi những uế trược được yêu cầu. Đồng thời, như giáo huấn cho Bahiya phơi bày, nỗ lực thực sự phải được làm là buông xả. Sự buông xả như thế là một sự buông xả có trí tuệ. Nó diễn ra với sự tỉnh thức về điều kiện tâm trí hiện tại của một người và do đó với khả năng phân biệt khi nào được buông xả không có kết quả và những uế trược bắt đầu khẳng định bản thân chúng.

Việc thực hành đảm đương trong tư thế bước đi, xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc tọa thiền, như được thấy trong đoạn trích dẫn bên trên. Thêm nữa, điểm trung tâm của sự thực hành là tâm không về các uế trược, là điều khiến cho có sự liên tục về tính không trong việc tọa thiền cũng như trong những hoạt động khác.

Một sự mô tả bổ túc có thể thấy trong Pindapataparisuddhi-sutta (Kinh Khất Thực Thanh Tịnh) và bản song hành của nó trong Samyukta-agama/ Tạp A-hàm. Kinh Khất Thực Thanh Tịnh và bản song hành của nó cũng bắt đầu bằng một liên hệ về ai đó cư trú trong tính không và rồi cho thấy cách nào điều này có thể đạt tới do những người khác. Không giống như Calasunnata-sutta/ Kinh Tiểu Không và Mahasunnata-sutta/ Kinh Đại Không (cũng như những bản song hành của chúng), tuy vậy, trong trường hợp hiện tại, vị an trú trong tính không và dẫn tới một trình bày là Sariputta (Xá-lợi-phất), thay vì là chính Đức Phật.

Kinh Khất Thực Thanh Tịnh và bản song hành của nó tường thuật rằng Xá-lợi-phất, người đã từng thực hành thiền định về tính không, tới gặp Đức Phật. Đức Phật xem đây như một dịp để mô tả một phương thức thực hành được khuyến cáo cho một người tương tự mong muốn an trú trong tính không. Trong những phần tiếp theo, tôi dịch phần song hành Tạp A-hàm tương ứng với Kinh Khất Thực Thanh Tịnh.

Khi vào thành, khi đi khất thực, hoặc lúc ra khỏi thành, thì phải tư duy như thế này: ‘Hôm nay mắt ta thấy sắc, có khởi lên dục, ân ái, ái lạc, niệm tưởng, đắm nhiểm không?’ Này Xá-lợi-phất, Tỳ-kheo quán sát như vậy, nếu nhãn thức đối với sắc mà có ái niệm, đắm nhiễm, thì Tỳ-kheo này vì để đoạn ác bất thiện nên phải phát khởi quyết ý tinh cần, có khả năng buộc chặt ý niệm để tu học. Ví như có người bị lửa đốt cháy đầu và áo, vì muốn dập tắt hết lửa, nên phải phát khởi nỗ lực quyết tâm để dập tắt lửa. Tỳ-kheo này lại cũng phải như vậy, phải phát khởi quyết ý tinh cần, buộc chặt ý niệm để tu học.

Nếu Tỳ-kheo khi quán sát, hoặc ở giữa đường, hoặc đi khất thực ở trong làng xóm, hoặc đi ra khỏi làng xóm, ngay trong lúc đó mà nhãn thức đối với sắc không có ái niệm, đắm nhiễm, thì Tỳ-kheo này ước nguyện bằng thiện căn hỷ lạc này, ngày đêm tinh cần cột niệm tu tập. Đó gọi là Tỳ-kheo đi, đứng, nằm, ngồi, với sự khất thực đã được thanh tịnh. Cho nên kinh này gọi là Thanh tịnh khất thực trụ.

Sự mô tả mang tính chất tương đối trong kinh Khất Thực Thanh Tịnh khác biệt, ở một chừng mực nó không minh nhiên nêu ra nhu cầu về sự tỉnh thức. Ở đây, phiên bản Tạp A-hàm đưa ra với sự sáng tỏ hơn một khía cạnh cũng là hiển nhiên trong giáo huấn ban cho Bahiya, đó là tỉnh thức có vai trò trung tâm khi nó đưa sự thiền định về tính không để đảm đương những hoạt động hàng ngày. Chính qua sự thiết lập tỉnh thức mà người ta có thể duy trì chỉ với cái được nhìn, được nghe, được cảm, và được biết. Đây là điều có thể tránh cho khăn quấn đầu của người ta bị bắt lửa, tức là tâm trí của người ta bắt đầu bộc cháy với những ô nhiễm. Mặc dù đoạn văn trên áp dụng vào hoàn cảnh một tu sĩ Phật giáo đi khất thực, cùng điều này có thể áp dụng một cách tương tự cho bất cứ trường hợp thực hành về tính không phải dấn vào những hoạt động đa dạng liên quan tới nhu cầu kiếm sống.

Phải cảnh giác rằng dục vọng là ghê tởm, một cách tương tự ở ngay trong tiền cảnh khi áp dụng sự thấu hiểu về tính không đạt được trong thiền định (về tĩnh lặng) vào sự suy nghĩ. Kinh Đại Không và những bản song hành của nó mô tả bằng cách nào một người chuyên tâm cư trú trong tính không, nên xử lí hoạt động suy tư của tâm. Sau đây là một bản dịch của đoạn đặc biệt này từ phiên bản Tạp A-hàm.

Này A-nan, Tỳ-kheo với tâm an trụ trong trụ xứ này, nếu muốn có suy niệm, thì Tỳ-kheo ấy đối với ba sự suy niệm về ác bất thiện này là niệm dục, niệm nhuế và niệm hại, đừng suy niệm đến ba suy niệm ác bất thiện ấy. Đối với ba suy niệm thiện là: niệm vô dục, niệm vô nhuế, niệm vô hại, hãy suy niệm trên ba suy niệm thiện ấy. Sau khi suy niệm như vậy rồi, trong tâm không sanh tham lam, ưu sầu, ác bất thiện pháp, đó gọi là chánh tri.

Ở đây, cùng chủ đề về việc xa lánh những uế trược, tâm tiếp tục cư trú trong tính không, nhất thiết yêu cầu việc duy trì một tâm phi khái niệm, trong đó bất cứ ý tưởng nào cũng không thể tránh khỏi mê loạn và chướng ngại cho sự thực hành. Tư thế nổi bật trong Kinh Đại Thông và những bản song hành của nó minh bạch tiếp cận hoạt động suy tư của tâm trí chỉ như một dịp khác cho sự cư trú trong tính không. Điểm nhắm tới ở đây không phải chỉ là tránh tất cả tư duy, mà đúng hơn là tránh những kiểu tư duy nhất định, tức là những ý tưởng không lành mạnh. Trong cung cách này, tính không có thể được thực hành ngay cả khi tâm dày đặc hoạt động tư duy. Ở đây, một lần nữa, sự tỉnh thức có một vai trò then chốt. Chính qua việc thiết lập sự tỉnh thức, người ta học được cách điều động bản chất của những ý tưởng của mình, và do đó có thể nhận biết phải chăng chúng khởi sự chuyển vào cõi của những gì không lành mạnh.

Sự thúc đẩy thực dụng của Kinh Đại Không và những bản song hành của nó tiếp tục từ việc suy nghĩ tới việc cất tiếng nói. Điều này tạo thế cân bằng với sự chỉ dẫn thực hiện ở khởi đầu của kinh, liên quan tới tầm quan trọng của sự ẩn cư. Ẩn cư là một nhân tố quan trọng mang tính trung tâm đối với sự tiến bộ về thiền định. Tuy thế, sự thực hành vẫn tiếp tục không đứt mạch từ việc ẩn cư đến những tình huống một người không biệt cư và phải tham dự vào sự truyền thông với người khác. Cách nào làm điều này được mô tả trong phiên bản Trung A-hàm như sau:

Này A-nan, Tỳ-kheo ấy đối với những luận bàn không phải là Thánh luận, không tương ưng nghĩa, tức là luận bàn về những vấn đề vua chúa, vấn đề đạo tặc, vấn đề tránh sự, vấn đề ẩm thực, vấn đề đàn bà, vấn đề đồng nữ, vấn đề dâm nữ, vấn đề thế gian, vấn đề tà đạo, vấn đề trong biển. Vị ấy không bàn luận các loại súc sanh luận như vậy. Nếu có những vấn đề Thánh luận, tương ưng nghĩa, khiến tâm nhu hòa, không có những sự che đậy, tức là vấn đề thí, vấn đề giới, vấn đề định, vấn đề giải thoát, vấn đề giải thoát tri kiến, vấn đề tiệm giảm, vấn đề không tụ hội, vấn đề thiểu dục, vấn đề tri túc, vấn đề vô dục, vấn đề đoạn, vấn đề diệt, vấn đề tĩnh toạn, vấn đề duyên khởi. Sau khi luận bàn những vấn đề mà Sa-môn luận bàn như vậy rồi, trong tâm không sanh tham lam, ưu sầu, ác bất thiện pháp. Đó gọi là chánh tri.

Những bản song hành chỉ ra một chút thay đổi trong danh sách những thí dụ về nói chuyện không thích hợp và việc nói chuyện thích hợp đối với người vun bồi tính không. Tuy nhiên, điểm quan trọng chúng ta tạo ra là tương tự một cách mật thiết. Đối thoại có ý nghĩa, thay vì nói ba hoa lăng nhăng về điều này điều kia. Ý nghĩa của những cuộc nói chuyện tới từ mối quan hệ của chúng với việc thực hành Pháp. Mahasunnata-sutta (Kinh Đại Không) minh nhiên chỉ ra rằng những cuộc nói chuyện một người nên thêm vào những cuộc nói chuyện dẫn tới vô trụ và Niết bàn. Đây là cách để những cuộc nói chuyện có thể thấm đượm hương vị của tính không.

Kế tiếp Mahasunnata-sutta (Kinh Đại Không) và những bản song hành của nó chuyển sang chủ đề về nhục cảm (sensuality). Đoạn văn này nêu rõ rằng, từ một quan điểm Phật giáo sơ kỳ, việc dấn vào nhục cảm không tương thích với sự thực hành tính không chân chính. Sau đây là phiên bản trong Trung A-hàm.

Lại nữa, này A-nan, có năm công đức của dục, khả lạc, khả ý, khả niệm, sắc ái lạc tương ưng với dục; đó là, sắc được biết bởi mắt, tiếng được biết bởi tai, hương được biết bởi mũi, vị được biết bởi lưỡi, xúc được biết bởi thân. Tỳ-kheo với tâm chuyên chú mà quán năm diệu dục này, tùy theo diệu dục ấy mà có hành ấy trong tâm. Vì sao vậy? Không trước, không sau, năm dục công đức này tùy theo dục công đức nào mà có hành ấy trong tâm.

Này A-nan, Tỳ-kheo trong lúc quán thì biết năm công đức của dục này, tùy theo công đức dục nào mà có hành ấy trong tâm. Tỳ-kheo ấy với công đức dục này hay công đức dục kia quán là vô thường, quán suy hao, quán vô dục, quán đoạn, quán diệt, quán đoạn xả ly. Nếu năm công đức dục này có dục, bị nhiễm dục, chúng tức thì bị tiêu diệt. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo khi quán như vậy thì biết năm công đức dục này có dục và bị nhiễm dục, chúng đã bị đoạn trừ rồi. Đó gọi là chánh tri.

Mahasunnata-sutta/ Kinh Đại Không khác biệt với phiên bản trên, trong chừng mực nó không cung cấp những giáo huấn về việc những gì một người nên làm khi bị thu hút bởi năm kiểu khoái lạc nhục cảm. Từ một góc nhìn thực hành, những chỉ dẫn trên rất hữu ích, bởi chúng cho thấy bằng cách nào người ta có thể củng cố thực hành về tính không, bằng cách liên hệ trực tiếp nó vào bản tính vô thường của các khoái lạc nhục cảm.

Như đã nêu trong Chương 4, một thực hiện đúng đắn về tính không của các hiện tượng vật thể có thể đi một đường dài trong việc kích khởi sự vô trụ và không ham mê. Điều này có thể diễn ra bằng cách nhắc nhở bản thân rằng tất cả những hiện tượng vật thể bề ngoài hấp dẫn và lôi cuốn đề mang tính không. Thế nhưng điều này sẽ không phải luôn luôn là đủ. Nơi đây, đoạn văn trên mang lại một công cụ khác có thể được sử dụng cho cùng mục đích là đem lại sự vô trụ và không ham mê. Công cụ ấy là chú tâm tới bản tính vô thường của tất cả các hiện tượng. Nhận thức về sự vô thường và biến đổi, mang lại không ham mê và dẫn tới thái độ buông xả một cách tự nhiên.

Ngoài việc con đường này khích lệ một tâm thái buông xả trong tương quan với những thứ hấp dẫn về mặt cảm quan, Kinh Đại Không và bản song hành của nó cũng nêu lên nhu cầu buông xả về những dạng thức của sự đồng hóa, bằng cách đem vào cơ chế của ngũ uẩn, (mà ví dụ tôi nêu lên trong Chương 4 so sánh minh họa bản tính trống không của chúng với bọt nước, mấy cái bong bóng, một ảo ảnh, mấy thân chuối, và một ảo giác ma thuật). Sau đây là bản song hành trong Trung A-hàm với phần của Kinh Đại Không đặt quan hệ giữa tính không và một sự định hướng về ngũ uẩn:

Lại nữa, này A-nan, có năm thủ uẩn, sắc thủ uẩn, thọ, tường, hành, thức thủ uẩn. Tỳ-kheo như vậy mà quán sự hưng suy, quán sát rằng, đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự diệt tận của sắc. Đây là thọ, tưởng, hành và thức. Đây là sự tập khởi của thức, đây là sự diệt tận của thức. Nếu năm thủ uẩn này có ngã mạn, nó liền bị tiêu diệt. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo khi quán như vậy thì biết trong năm thủ uẩn, ngã mạn đã bị diệt rồi. Đó gọi là chánh tri.

Kinh Đại Không nêu rõ những gì mà nhận thức về vô thường có thể đóng góp cho việc vun bồi về tính không. Nhận thức rằng tất cả những phần tử khác nhau hợp thành tự ngã một người, từ thân xác tới thức, đều vô thường và ắt phải chấm dứt, thực vậy, sẽ xói mòn mọi dạng thức về đồng hóa. Bản song hành Tạng ngữ đặt trước phiên bản của nó về đoạn trên bằng cách mô tả cách nào một người đầu tiên khảo sát chính họ để xem có bất cứ giả trá nào hay khuynh hướng nào hướng về quan niệm “cái tôi” trong tương quan với ngũ uẩn. Điều này cống hiến một chỉ dẫn hữu ích khác cho việc thực hành, để định tưởng về ngũ uẩn khời mở tiềm năng trọn vẹn, một người trước tiên cần phải thừa nhận thành thật nơi đâu và như thế nào đó quả đã có những dạng thức về đồng hóa. Phần nào giống như một sự chẩn đoán y cung cấp nền tảng cho sự chữa lành, việc nhìn nhận nơi đâu một người đã đầu tư cảm thức về căn tính của mình đặt nền tảng cho khả năng giải cấu trúc cái cảm thức về căn tính ấy.

Trong con đường này, sự định hướng về các uẩn như được mô tả trong Kinh Đại Không và những bản song hành của nó cung cấp một ánh sáng quan trọng chính yếu của tính không trong Phật giáo sơ kỳ, sự buông bỏ về tất cả “cái tôi” làm chủ thể và cái tôi làm đối tượng cùng những cái “của tôi”, việc buông xả bất cứ sự đồng hóa nào như con đường tới tính không tối thượng qua sự giải thoát trọn vẹn.

TÓM LƯỢC

Sự tiệm tiến vào tính không trong Kinh Tiểu Không và những song hành của nó di chuyển từ sự giải cấu trúc sự vững chắc của vật chất tới việc bỏ lại đằng sau ngay cả quan niệm về không gian với sự trải nghiệm về thức ôm trọn tất cả. Thức như thế, dù là một hằng số được cho sẵn trong mọi trải nghiệm, tự thân nó vẫn là vô thường và bị điều kiên hóa.

Một con đường về thực hành tránh sự khởi lên có điều kiện của những uế trược trong tâm là duy trì nhận thức về phần biết của tâm, và như thế với nhận thức về thụ nhận được tiếp nhận qua các giác quan, mà không cho phép dẫn tới sự viên mãn trong tâm trí. Những khía cạnh của việc hòa nhập tính không vào đời sống hàng ngày can dự tới việc đi, việc nghĩ, và việc nói, tất cả diễn ra trong một điều kiện tâm trí trống không triệt để về các uế trược. Sự vun bồi thành công về tính không để lại đằng sau mọi sự thiết tha với nhục cảm và mọi hình thức của sự đồng hóa và giả trá.

–––––o0o–––––

Trích: Từ Bi và Tính Không

Tác Giả: Analayo

Dịch Giả: Nguyễn Tiến Văn

NXB: Hồng Đức in năm 2019

Ảnh: Nguồn Internet

Bài viết liên quan