TU TẬP ĐẶC BIỆT KHÔNG TÁCH LÌA THIỀN ĐỊNH VÀ HẬU THIỀN ĐỊNH - ĐẠI ẤN SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - DAKPO TASHI NAMGYAL

TU TẬP ĐẶC BIỆT KHÔNG TÁCH LÌA THIỀN ĐỊNH VÀ HẬU THIỀN ĐỊNH

ĐẠI ẤN SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - DAKPO TASHI NAMGYAL

-----o0o-----

Nếu bạn ở lại với những tâm trạng này, chúng sẽ che ám trạng thái tự nhiên. Thế nên hãy đem lại một hiện diện chánh niệm cảnh giác sắc bén. Hãy lại gỡ tâm ra khi chìm vào những tâm trạng thiền định. Hãy duy trì trạng thái trần trụi tươi mới.
TU TẬP ĐẶC BIỆT KHÔNG TÁCH LÌA THIỀN ĐỊNH VÀ HẬU THIỀN ĐỊNH - ĐẠI ẤN SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - DAKPO TASHI NAMGYAL

Từ khi bạn đã nắm giữ thiền định cho đến Nhất Tâm lớn, có dạy rằng bạn chỉ có một loại trạng thái thiền định và hậu thiền định bình thường, không phải là loại đích thực. Tuy nhiên mọi sự là tu tập thiền định nếu sự hiện diện tỏ biết tự nhiên của tâm bạn không lang thang khi thực hành.

Vậy thì, dù bạn có thoát khỏi chấp nhận và chối bỏ, đến khi bạn thành công trong việc hòa trộn thiền định và hậu thiền định của chứng ngộ, bạn cần làm cho trạng thái thiền định trở thành phần chính của thời thiền và duy trì tinh túy của bạn một cách nhất tâm (4). Trong những khoảng giữa các thời thiền, hãy tập chú vào hậu thiền định và dùng những tư tưởng và tri giác. Hãy hiểu điều này là chủ đích của hầu hết những Dòng Thực Hành. Điều này cũng được nhiều người nhìn nhận như vậy, dù họ có thể đã sanh được thiền định; thế nên đây là tại sao nó cần được dạy (5).

Như đối với duy trì tinh túy, có dạy rằng bạn cần giữ trong ba cách này: tươi mới, hồn nhiên và không ràng buộc.

Là tươi mới, điểm then chốt của thân là thư giãn sâu xa từ bên trong. Điểm then chốt của ngữ là không cưỡng bách hơi thở bạn. Điểm then chốt của tâm là ở yên không quan tâm và không lấy cái gì làm điểm tựa.

Là hồn nhiên, hãy để cho tâm bạn như nó tự nhiên là, để cho nó không là một thực thể định nghĩa được và ở yên không xao lãng.

Là không ràng buộc, hãy ở yên thoát khỏi chấp nhận và chối bỏ, ở yên không nỗ lực và để cho sáu ấn tượng giác quan trong tính tự nhiên.

Trong cách này, chín điểm thiết yếu được liệt kê.

Nói cách khác, bạn cần có ba điểm then chốt này:

Hãy vẫn tươi mới trong tính tự nhiên không quan tâm.

Hãy vẫn hồn nhiên và không giả tạo phê phán.

Hãy vẫn không ràng buộc và không tìm cách nỗ lực.

Đây là năm tương tự cho điều này:

Hãy nâng cao kinh nghiệm của bạn và hãy vẫn mở trống rộng rãi như bầu trời.

Hãy trải rộng chánh niệm của bạn và hãy vẫn đầy khắp như đất.

Hãy làm vững chắc chú ý của bạn và hãy vẫn bất động như núi.

Hãy làm sáng tỉnh giác của bạn và hãy vẫn chiếu sáng như một ngọn lửa.

Hãy tịnh hóa tỉnh thức vô niệm của bạn và hãy vẫn tỏa sáng như một pha lê.

Thêm nữa, hãy giống như ba thí dụ sau:

Không bị che ám như một bầu trời không mây, hãy

  • trong một mở trống không hình dạng và tỏa sáng.

Bất động như đại dương không sóng, hãy ở trong thong dong trọn vẹn, không tư tưởng xao lãng.

Bất biến và sáng ngời như một ngọn lửa không gió, vẫn hoàn toàn trong sáng và rạng rỡ.

Điều này được dạy như thế nào: Thứ nhất, hãy đình chỉ mọi nỗ lực để thư giãn sâu xa thân và tâm. Tiếp theo, hãy ở trong tươi mới không giả tạo, không do dự. Cuối cùng, hãy duy trì sự thực hành sau khi quyết định rằng mọi tri giác là không sanh khởi và giải thoát tự nhiên.

‘Thư giãn sâu xa thân’ nghĩa là đơn giản giải phóng nỗ lực siết chặt hay làm căng thẳng thân, nhưng không bỏ mọi điểm then chốt của tư thế thân. Bởi thế, tính tự nhiên là điểm then chốt quan trọng nhất của thân.

‘Không giả tạo và không ràng buộc’ nghĩa là đơn giản không có phê phán định hướng và tham vọng, trong khi không trở nên vô cảm hay bị che ám bởi một tâm trạng thiền định mơ hồ. Thế nên, hãy duy trì trạng thái trần trụi của một hiện diện rạng rỡ của tâm.

‘Quyết định rằng những tri giác là không sanh’ nghĩa là đơn giản mọi tri giác tiêu tan – theo nghĩa thoát khỏi một bản sắc sanh khởi, trụ lại, và diệt mất

– ngay khoảnh khắc nó được bao bọc bởi sự hiện diện tỏ biết tự nhiên của tâm. Đó không có nghĩa là gán tên cho nó với khái niệm ‘không sanh khởi tự giải thoát’. Thế nên, hãy tu tập không xác định cái gì.

Nếu hôm trầm và xáo động làm không giữ được tâm, hãy thiền định chúng với những điểm then chốt tương ứng với chúng. Trong một lúc, hãy tu tập nhất tâm, vững chắc như một cây gậy cắm vào đất.

Khi bạn mệt vì điều này, hãy giữ một hiện diện tỏ biết tự nhiên và thường trực của tâm trong những lúc không ngồi thiền và trong mọi hoàn cảnh của hậu thiền định, và duy trì nó không xao lãng, bất kể tư tưởng hay tri giác nào xảy ra.

Điều này giống như thí dụ một người chăn gia súc giỏi thả cho đàn đi tự do. Anh ta không giữ chúng, chỉ cần để mắt đến chúng. Tương tự, bất kể tư tưởng hay tri giác gì xảy ra, bạn không cần ngăn chặn hay giữ nó dưới sự kiểm soát. Đúng hơn, hãy xúc tiến một hiện diện tỏ biết tự nhiên của tâm và như thế tiếp tục sự thực hành với thong dong không giới hạn và không xác định bất cứ cái gì được kinh nghiệm.

Giải thích hơn nữa, trong bốn loại những hoạt động hàng ngày và vân vân, hãy liên tục giữ gìn một hiện diện sáng tỏ và không xao lãng của tâm. Do làm như vậy, cho dù xao lãng thoạt tiên hấp dẫn, thì một hiện diện tự phát của tâm dần dần trải rộng, đến độ bạn gần như kinh nghiệm mọi tư tưởng và tri giác như là một trạng thái sinh động của tánh Không tỏ biết.

Nếu điều này rất khó duy trì, hãy để cho một tư tưởng hay tri giác lộ ra trong trạng thái bình thản ấy và nhìn vào bản sắc của nó để ổn định nó. Rồi hãy tiếp tục theo cách trên.

Khi bạn kiên trì trong sự tu tập này trong khi ngồi thiền và hậu thiền định, sẽ đến một điểm khi mọi sự được bao bọc với sự hiện diện tỏ biết tự nhiên của tâm. Điều này khi những tư tưởng và tri giác, bất kể chúng xảy ra thế nào, đều được kinh nghiệm, ngay khoảnh khắc chúng được nghĩ hay tri giác, như một tánh Không tỏ biết trong đó không có cái gì có thể xác định.

Hai điều này – duy trì tinh túy một cách nhất tâm trong ngồi thiền và chăm sóc những tư tưởng và tri giác với chánh niệm trong hậu thiền định – thì chủ yếu không khác. Bạn cũng sẽ có một đa dạng những tâm trạng thiền định nặng và nhẹ của lạc, sáng tỏ và vô niệm.

Nếu bạn ở lại với những tâm trạng này, chúng sẽ che ám trạng thái tự nhiên. Thế nên hãy đem lại một hiện diện chánh niệm cảnh giác sắc bén. Hãy lại gỡ tâm ra khi chìm vào những tâm trạng thiền định. Hãy duy trì trạng thái trần trụi tươi mới.

-----o0o-----

Trích “Đại Ấn Soi Rõ Trạng Thái Tự Nhiên”

Tác giả: Dakpo Tashi Namgyal

Người dịch:BDT Thiện tri Thức

NXB Thiện tri Thức, 2020.

 

Bài viết liên quan